PRONOUN LÀ GÌ

PRONOUN LÀ GÌ Led Sang
Led Sang
Author:
undefined
PRONOUN LÀ GÌ
Trong ngữ pháp tiếng anh pronoun (đại từ) là một trong những thành phần rất quan trọng mà chúng ta cần phỉa ghi nhớ. Trong phạm vi nội dung bài viết sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu pronoun là gì nhé.

Tin tức

PRONOUN LÀ GÌ?

Trong ngữ pháp tiếng anh pronoun (đại từ) là một trong những thành phần rất quan trọng mà chúng ta cần phỉa ghi nhớ. Trong phạm vi nội dung bài viết sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu pronoun là gì nhé.

I.Pronoun là gì?

Pronoun (đại từ) là những từ, cụm từ có chức năng trong việc thay thế cho những danh từ có trong câu. Đại từ còn đóng vai trò là một chủ ngữ hay trạng từ,…Và phần lớn các đại từ đều là những từ ngắn. Chẳng hạn như: We, She, He, They, Who, It,…

Đại từ cũng có thể được sử dụng để thay thế cho các danh từ. Tuy nhiên các đại từ vẫn có thể đứng một mình với vai trò như là một trạng từ, tính từ hay là một đại từ khác. Mỗi lúc bạn muốn nói về một ai đó bất kì hay là một điều gì đó thì bạn hoàn toàn có thể dùng đại từ để câu văn được trở nên trôi chảy và mạch lạc hơn.

II.Phân loại pronoun:

1.Indefinite Pronouns (Đại từ bất định):

Đề cập đến 1 hay nhiều đối tượng khác nhau và không được xác định.

Ví dụ như: Something, Somewhere, Someone, Anything, Anywhere, Anyone, Anybody, Everything, Everywhere, Everyone, Nowhere, No One, Nobody, All, One, None, Other, Another, Much, Less, (A) Few, (A) Little, Enough, Each,…

2. Personal Pronouns (Đại từ nhân xưng):

Đó là các đại từ được sử dụng để chỉ người, nhóm người nào đó hay vật. Khi dùng chúng ta phân biệt đại từ đó thành số ít hay số nhiều. Chẳng hạn như: We, They, The, He, It,…

3. Reflexive Pronouns (Đại từ phản thân):

Được đưa vào sử dụng để diễn đạt chủ ngữ bên cạnh đó là tác nhân để gây ra hành động hay tân ngữ đồng thời cũng là tác nhân để gây nên tác nhân nhận các tác động của những hành động đó. Các đại từ phản thân thường sẽ được kết thúc bởi –Self hay –Selves.

4.Demonstrative Pronouns (Đại từ chỉ định):

Là các từ ngữ được dùng để chỉ 1 cái gì đó ở trong câu gồm có This, That, These, Those…

5. Possessive Pronouns (Đại từ sở hữu):

Những cá nhân được chỉ định sở hữu hay có quyền để sở hữu. Chẳng hạn như Yours, Mine, Ours, Hers, His,…

6. Relative Pronouns (Đại từ quan hệ):

Những đại từ này được sử dụng để kết nối hai câu hay hai mệnh đề lại với nhau. Chằng hạn như                Who, Which, That, Those, Whom,…

7. Interrogative Pronouns (Đại từ nghi vấn):

Đó là những đại từ được dùng để hỏi. Ví dụ như: What, Why, Which, Who, …

8. Reciprocal Pronouns (Đại từ đối ứng):

Thể hiện đối tượng này đang có hành động đối ứng với đối tượng kia. Có hai đại từ đối ứng đó là Each Other và One Another.

9. Intensive Pronouns (Đại từ nhấn mạnh):

Các từ được kết thúc bằng –Self hay –Selves có vai trò mang ý nghĩa nhấn mạnh.

III.Một số câu ví dụ:

Did You Cut Your Hair By Yourself?

The Dog Is Playing Itself In The Garden.

You Yourself Asked Jake To Come.

This House Is Old. It Needs To Be Repainted.

Jimmy Broken Legs Because Bill Hit Him.

This Is Our Car.

This Book Is Mine.

It’s Not Yours.

I Lost My Key And I Couldn’t Find It.

The Cat Broke Its Leg.

IV.Đại từ là gì?

Đại từ là một định nghĩa được đưa vào chương trình giảng dạy môn ngữ văn lớp 7. Đại từ chính là một dạng thay thế cho tính từ, động từ, danh từ,… được sử dụng để chỉ một sự vật hay một sự việc cụ thể nào đó, có hay không có từ để hạn định. Đại từ rất dễ bị nhầm lẫn với các danh từ nếu như không đọc và hiểu rõ ràng câu và cú pháp

V.Đại từ gồm có những loại nào?

 Nếu như chỉ dựa trên ngữ pháp của tiếng việt thì đại từ gồm có ba loại đó là

1.Đại từ được dùng để đặt câu hỏi:

Đây là loại đại từ mà có thể đứng ở cuối hay đầu câu hỏi. Được dùng để hỏi một điều nào đó với người khác. Một số ví dụ như Tại sao? Ở đâu? Ai? Gì,… Chúng ta cũng có thể chia loại này thành đại từ để hỏi về chất lượng, hỏi số lượng hay để hỏi nguyên nhân, kết quả,…

2.Đại từ nhân xưng:

Được sử dụng để thay thế tính từ, động từ, danh từ hay cụm danh từ,… Và còn được gọi là đại từ chỉ ngôi, trong đó ba ngôi chính là:

Ngôi thứ 1: được sử dụng để chỉ người nói và đại từ này tương đương với danh từ. Ví dụ trong câu: “Vì sao cô ấy không đến đúng giờ?”Ta có thể thấy được đại từ ở đây chính là “cô ấy”.

Ngôi thứ 2: Được dùng để chỉ người nghe

Và đại từ ngôi thứ 3: Chính là đại từ mà được người thứ 1 và người thứ 2 nói đến.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể sử dụng danh từ để làm đại từ xưng hô mà trong đó hai loại chính đó là đại từ chỉ chức vụ và đại từ để chỉ quan hệ xã hội.